Việc ăn cháo là của con còn việc nấu cháo dinh dưỡng cho bé là của mẹ. Có mẹ nào khổ sở trong việc suy nghĩ tìm tòi các thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé không ạ? Từ khi bé bắt đầu biết ăn, mẹ lại thêm một công việc là chuẩn bị món ăn cho con, phải làm sao để vừa đủ chất, vừa phù hợp, thơm ngon lại còn thay đổi liên tục, không gây nhàm chán cho bé.
Thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé được xem là quan trọng bậc nhất trong quá trình phát triển của bé, giai đoạn này bé rất cần được cung cấp đầy đủ các chất làm bước đệm cho những năm tháng sau này. Các món cháo dinh dưỡng cho bé ngoài việc thơm ngon đủ chất còn phải được chuẩn bị cẩn thận các công đoạn chọn nguyên liệu và sơ chế, tránh các tổn hại cho sức khỏe của bé và gây mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- + Cháo dinh dưỡng miền Bắc - Thị trường mới tiềm năng
- + Nên hay không nấu cháo dinh dưỡng bằng nước hầm xương
- + 6 sai lầm nghiêm trọng của mẹ về cháo dinh dưỡng cho bé
Mẹ muốn đảm bảo con lớn khỏe, lớn nhanh, không bị biếng ăn hoặc béo phì hãy xây dựng thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi theo 3 nguyên tắc sau nhé:
1. CHO BÉ ĂN ĐỦ 4 NHÓM CHẤT
Dù là nấu món cháo dinh dưỡng nào thì mẹ luôn cần phải bám sát theo tiêu chuẩn đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, vitamin và chất béo. Mỗi nhóm chất giữ một vai trò nhất định trong sự phát triển của bé, thiếu hay thừa chất nào cũng gây ảnh hưởng đến bé nhé.
NHÓM TINH BỘT: có trong gạo, bột mì, ngũ cốc,…. Đây là nhóm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động, hình thành tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não bộ, cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể,….
NHÓM CHẤT ĐẠM: có trong thịt, cá, tôm, trứng,… Nhóm này là nguyên liệu giúp hình thành xương, răng, cơ, các dịch hormon của cơ thể.
VITAMIN: có trong rau, củ, quả. Đây là nhóm chất giúp chuyển hóa chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…
CHẤT BÉO: có trong bơ, dầu, mỡ,… nhóm chất này cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc, giúp hấp thu một số vitamin trong rau củ, là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể (mô mỡ).
Đây là 4 nhóm chất cơ bản mà cơ thể cần để hoạt động và phát triển, khi xây dựng thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề này nhằm đảm bảo bé phát triển tốt nhất.
2. ĂN ĐÚNG THEO ĐỘ TUỔI
Nếu mẹ cho bé ăn bột hoặc cháo xay nhuyễn thời gian quá dài rất dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, còi xương và không biết nhai ở bé. Rất nhiều bé khi chuyển qua ăn cháo thô bị nôn ói, lâu dần là nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày khó chữa.
Chính vì vậy, thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé cần được xây dựng theo đúng cấu trúc độ tuổi.
+ Bé 6 tháng tuổi: Giai đoạn này bé mới tập ăn, do đó cần cho bé tập làm quen với thức ăn bằng bột lỏng, cháo lỏng, dạng mịn, xay mịn, lọc lại cẩn thận. Tỷ lệ vừa phải cho nấu cháo là 1:10 ( 1 phần gạo : 10 phần nước ).
+ Bé từ 7 – 9 tháng tuổi: ở độ tuổi này bé đã có thể tập ăn thức ăn xay không cần lọc lại và đặc hơn trước một ít.
+ Bé từ 10 tháng – 12 tháng tuổi: giai đoạn này mẹ bắt đầu cho bé ăn thức ăn thô, cơm dẻo, cháo đặc, thịt cá có thể xé sợi, rau củ cũng vậy. Nên cho bé tập cắn các thức ăn nhỏ, tập nhai làm quen.
3. KHÔNG NÊM NHIỀU GIA VỊ VÀO THỰC ĐƠN CHÁO DINH DƯỠNG CHO BÉ
Bé dưới 1 tuổi gần như không cần cung cấp thêm các gia vị khác, chỉ cần vị tự nhiên trong thức ăn là đã đủ để cung cấp cho cơ thể. Nếu mẹ lạm dụng hoặc nêm nếm sai cách thì còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé nữa.
Pingback: Nấu cháo dinh dưỡng bằng nước hầm xương